Cực Lạc Du Lãm Ký

Cực Lạc Du Lãm Ký

Tác giả
Khoan Tịnh Pháp Sư - dịch việt HT Thiền Tâm

Khoan - Tịnh pháp – sư, quê quán ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phước Kiến, sanh ngày mùng 7 thàng 7 năm Giáp Tý, dương lịch 1924. Thàn phụ ngài nguyên họ Phan, là một cư sĩ sùng tín đạo Phật, nhà ở hiệu 140 đại lộ Quan Đông Trấn, tại huyện thành.

Vào buổi chiếu lúc ngài sinh ra đời, hai bên phương trởi Đông và Tây Kim –quang chiếu rạng, mạt đất như vàng ròng chiếu sáng huy –hoàng. Do nhân duyên đó, cha mẹ mới đạt tên cho là Phan-Kim-Vinh. Lúc đó bé thơ, thân phụ chỉ dạy học tại nhà. Năm lên bảy. do căn lành thúc giục, ngài năn nỉ xin cha mẹ cho tới chùa Giới-Trung, tỉnh Phước- Kiến, nên không có nhân duyên đến trường-ốc.Tuy nhiên, pháp luật đến đâu liền nhớ tới đó, chỗ giải ngộ lại hơn các đồng bạn. Mãi đến năm 15 tuổi, ngài mới thế -độ với Hư –Vân lão –hòa thượng cở chủa Tổ đình Nam-Bình-Khai cũng thuộc tỉnh nhà. Năm 17 tuổi, Hư-vân thiền sư thấy ngài là bậc pháp khí, đặc biệt cho thọ giới Cụ-túc nơi chùa Nam Hoa, tỉnh Quảng Đông. Kế tiếp, pháp sư lại chuyển đến chùa Vân-Cư tỉnh Giang –Tây để tiện bề tu học. Ngài được Hư-Vân lão hòa thượng truyền chánh- pháp nhãn tạng làm vị thừa kế đời thứ 48, tông phái Đồng Vân (Tào Động Vân-Môn hợp nhất).

Từ đó về sau, pháp sư lẩn lượt làm trụ trì trải qua các tu viện: Khanh-Đế-Bình, Tiên-Phật, Năng-Nhơn Khai – Bình, Mạch-Tà –Nham- Hội. Lúc làm trụ trì chùa Tam –hội huyện Tiên Du, tình Phước Kiến, pháp sư tọa thiền khời đầu từ ngày 23 tháng chạp, ngồi luôn tới ngày 29 mới xuất định. Kể tất cả là 7 ngày. Viêc này thuộc vào năm 1980, làm toàn chuyện xôn xao, náo động, hàng đạo –tâm đến xin quy y đến hơn 3000 người. Năm 1982, ngài sang nước Mỹ, làm vị tăng hành cước tại kinh thành Nữu Ước (New York) đề tuyên dương Phật pháp. Ngài được Phật giáo hội ở Bắc-Mỹ công cứ làm đồng sự, trưởng danh dự chùa Lặc-Na chợ Tam Phiên, Kế đến làm Đổng sự trưởng chùa Quán Thế Âm ở Lạc Băn Cơ.

Trên đây là vài nét đon giản giới thiệu Khoan Tịnh Pháp sư, một bậc cao tăng hiện đại. Điểm chánh yếu của tập Ký sự này là ghi lại quá trình chính bản thân của Ngài đã Kinh lịch sang cõi Cực Lạc, tham quan chín phần Hoa sen ở Tây Phương với những chi tiết ly-kỳ của thế giới thanh tịnh bên ấy.

Việc trên đây xảy ra vào ngày 25 tháng 10 âm lịch, năm 1967. Lúc đó pháp sư đang ngồi thiền ở chùa Mạch Tà Nham, đột nhiên bị thần lực của đúc Quán Thế Âm đưa sắc –thân ngài đến tạm ẩn nơi động Di Lặc rồi dẫn thần thức sang Cực Lạc. Pháp sư có cảm giác thời gian du lãm trên, chỉ trải qua một ngày đêm. Nhưng khi trở về nhơn gian, đã là ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch năm 1973, tính ra khoảng 6 năm, 6 tháng. Việc này dường như vượt quá sự hiểu biết thông thường. Nhưng đối với môn Vũ Trụ học, thì không gian và thời gian, tùy mỗi thế giới, vẫn có những điềm bất đồng sai khác. Theo các tích truyền - kỳ thời xưa, có kho ở cõi Tiên một ngày, nhơn thế phải trải qua nhiều năm tháng. Như một vị vua xứ Ai Cập, mộng thấy mình lên cõi trên chỉ có ba giờ, nhưng khi hồn trở về nhập xác, nhơn-gian đã trải qua tám ngày đêm. Điều này người đủ chút kiến thức về Phật học đều có thể lý giải.

Khi Pháp sư bỗng nhiên mất tích ở Mạch –Tà- Nham tự, toàn thể tăng tín trong chùa đều tản ra tìm khắp hơn một trăm động lớn nhỏ thuộc vùng Vân Cư. Lại nghe có người nói mới thấy ngài trên đường đi đến Di-Lặc động ở Cửu –Tiên-Sơn, đại chúng cũng lên đó tuần tra mà không gặp. Thậm chí nhiều người xuất tiền nhờ Thủy-quân dặn dò các ao đầm trong vùng, mướn đội tuân thám đến xét hỏi huyện thành, cùng các chợ Tuyền-Châu, Hạ-Mộc, Phước Châu, Nam Bình. Và đánh điện nhờ người ở các huyện xung quanh như Vĩnh Thái, Vĩnh Xuân, Đức Hoa, Phước Thanh để hỏi han. Như thế trước sau vài năm, cũng bặt vô âm tín. Nên hàng Phật tử đều cho rằng Pháp sư đã lìa trần, trong lòng bùi ngùi thương cảm!

Kỳ thật, nhục thể của Pháp sư trước sau đã không rời động Di Lặc nửa bước. Do thần lực chủ thánh duy trì ấn dấu, khiến cho thân không bị phát hiện và hư hoại. Pháp sư là một bậc cao- tăng đắc định, giữ giới luật, tin nhân quả, quyết không khi nào nói dối. Đây hiển nhiên là Phật. Bồ-tát vi lóng từ bi muốn cứu vớt và thức ngộ chúng sanh thời mạt-hậu, đã dùng phương tiện khéo truyền đạt lời giáo huấn qua bản thân ngài mà thôi. Sự kinh dịch của Pháp sư không phải là mộng - cảnh cũng không đồng cảnh – giới thấy biết của thiền định vì thấy những tình tiết qua sự vấn đáp, những điểm kỳ diệu qua nhận thức riêng của ngài.

Và sau đây là tất cả điều quan yếu tôi ghi lại trong thời diển giảng của Pháp sư ở chùa Nam Hải Phố Đà Sơn tại Tân Gia Ba (Singapore) vào tháng Tư âm lịch năm 1987.

Lưu- Thế Hoa cư sĩ

Kính ghi

Mục lục:
  1. lời đầu
  2. Phần 1 Diễn tiến trên bước đường khởi hành Phần 2 Bước kỳ lạ từ Di Lặc động
  3. Phần 3 từ La Hán động đến cõi Trời
  4. Phần 4 hoa sen Hạ Phẩm
  5. Phần 5 hoa sen Trung Phẩm nơi Thánh phàm
  6. Phần 6 hoa sen Thượng phẩm Phần 7 Trên đường trở về nhân gian
  7. Thay lời bạt
  8. Thay lời bạt tiếp theo
  9. Phần phụ lục
Nhà xuất bản
DPA
Người dịch
NULL
Người đọc
Thy Mai, Huy Hồ
Người gửi
dpa
Tải về
4,900
Xem
4,900
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

  • Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Chuyện vãng sanh ở Việt Nam - Tập 2
    Tập 2 của các câu chuyện vãng sanh ở Việt Nam do nhóm Liên hữu miền nam đất việt thực hiện
  • Phật ở đâu?
    Phật ở đâu?
    Phim nhân quả, tập Phật ở đâu
  • Đổi nghề
    Đổi nghề
    Phim nhân quả, tập "Đổi nghề"
  • Món chay Vol 12
    Món chay Vol 12
    Cà ri, Chuối sáp kho tiêu, Mắm đậu xào sả, Mì căn nấu thơm, Đậu hũ tay cầm
  • Món chay Vol 11
    Món chay Vol 11
    Gỏi đu đủ thái, Cơm tay cầm, Cháo thập cẩm, Súp mai tuyết nhỉ bào ngư, Đậu hủ xào trần bì
  • Món chay Vol 10
    Món chay Vol 10
    Ram bắp, Đậu hủ chiên lá dứa, Đậu hủ ky khô nướng mè, Xá xíu chay, Mắm thái chay
  • Món chay Vol 09
    Món chay Vol 09
    Đậu hủ xào cần tây, Đậu hủ tìm, Mì căn xào nấm rơm, Súp đông cô chua cay, Mì căn xào lăn
Top