Tác giả
Thiền sư Diệu Khấu

Niệm Phật Tam Muội là vua của các Tam Muội, như châu ma ni như ý, có thể xuất sanh ra các bảo châu, như vua Chuyển Luân thống nhiếp tất cả các vua. Niệm Phật tam muội này rất viên đốn, có thể nói suốt đời thuyết giáo các kinh liễu nghĩa của đức Thế Tôn, không có thời nào là không tán dương niệm Phật tam muội. Các Bồ tát Thượng Thánh như Văn Thù, Phổ Hiền; Các Đại Tổ Sư như Mã Minh, Long Thọ, Vĩnh Minh, Trí Giả, Thiên Thân, tất cả đều hướng tu và hoằng truyền Tam muội này.

Như vậy mà gần đây có một số người không biết, cho rằng tự tánh Di Đà không có giáo chủ ở cõi lạc bang, nói tịnh độ duy tâm không có quốc độ Cực lạc ở hướng Tây cách đây mười muôn ức cõi, vọng nhận duyên ảnh sáu trần làm tướng tự tâm, hoàn toàn không biết thế giới trong mười phương mỗi cõi đều phát nguyên từ tánh chơn pháp giới, thật đáng buồn thay! Ngày xưa, Thiền sư Diệu Khấu, một bậc nanh vuốt tông môn đương thời, thương xót những người chạy theo tà kiến đã trước thuật Luận Trực Chỉ Niệm Phật với mục đích tồi tà phụ chính, hướng thượng chỉ quy. Quyển Luận này đã từng vang bóng một thời, sau này bị pháp nạn nên tác phẩm bị thất lạc, Tổ Liên Trì nghe danh muốn tìm đọc mà không gặp. Một dịp tình cờ Thiền Sư Vạn Dung tìm được và Tổ Trí Húc đã kết tập vào trong Tịnh Độ Thập Yếu. Quyển Luận này được đánh giá là một quyển luận cốt yếu của Tông Tịnh Độ.

Nội dung toàn bộ luận nhằm trình bày bốn môn chính yếu của người tu Tịnh độ. Hành giả muốn thực hành pháp môn Tịnh độ trước phải hiểu rõ và từ đó có lòng tin chắc, trong luận từ chương 1 đến chương 8 được gọi là Tín Giải môn. Đã hiểu và có niềm tin vững chắc rồi hành giả cần phải phát khởi ý nguyện quyết tâm thực hành, chương thứ 9 trong luận được coi là Phát Nguyện môn. Đã tin sâu, nguyện thiết rồi, hành giả phải phát tâm thực hành những điều đã dạy trong kinh, từ chương 10 đến chương 18 được coi là Tu Hành môn. Khi đã tu hành đúng lời Phật dạy, hành giả sẽ gặt hái được kết quả, từ chương 19 đến hết thuộc về Chứng Nghiệm môn. Hành giả quán xuyến đủ bốn môn kể trên chắc chắn việc tu Niệm Phật Tam Muội có nhiều kết quả.

Gần đây người học Phật cũng nhiều mà kẻ tà kiến cũng lắm! Giống như hoàn cảnh trong thời Diệu Khấu Thiền Sư. Chính vì thế, chúng tôi cố gắng phiên dịch Luận Niệm Phật Trực Chỉ này mục đích làm gió tà bớt thổi, đèn chánh pháp rạng ngời, pháp giới hữu tình đồng sanh Tịnh độ. Người xưa dạy: "Lão lai tài tận" người già chỉ có lòng mà không có sức. Vì vậy, trong bản dịch vẫn còn nhiều điểm sai sót. Dám mong chư thiện tri thức nhận ý quên lời vui lòng góp ý để cho tái bản kỳ sau được hoàn hảo.

Trân trọng,

Mạnh Thu Nhâm Ngọ 02

Hồng Nhơn cẩn bút.

(Lời đầu)

Mục lục:
  1. Lời đầu sách - Y báo và chánh báo
  2. Phá vọng hiển chơn
  3. Quở trách việc hiểu lầm
  4. Điểm chính của Quán hệ minh tâm
  5. Niệm Phật Chánh quán trong Đạo tràng Tôn tượng
  6. Khai thị Thiền và Phật chẵn 2 pháp
  7. Không nên giết hại
  8. Khuyên trì các giới
  9. Riêng chỉ cách tu Tam muội của người khách không nhà
  10. Nghi thức tu Tam muội
  11. Mười hạnh trở ngại
  12. Chỉ một nguyện gồm 4 nghĩa
Người dịch
Thích Hồng Nhơn
Người đọc
Tuấn Anh, Nam Trung, Kiều Hạnh
Người gửi
dieuphapam
Tải về
1,489
Xem
2,968
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top