Tác giả
Thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng giải

Đạo Bụt Nguyên Chất là một cuốn sách gồm có 16 bài kinh rất nguyên chất, rất cổ xưa về văn và về nghĩa, được Bụt nói vào những năm đầu khi Ngài mới thành đạo. Những kinh này được dịch từ kinh Nghĩa Túc phẩm thứ tư của kinh tập (Sutta- Nipàta).

Đạo Bụt của kinh Nghĩa Túc, nghĩa là thời Nguyên Thủy của Nguyên Thủy, không phải là một tôn giáo, không mang tính chất tín mộ, không vướng vào nghi lễ và giới cấm, tuy nhiên sự hành trì rất nghiêm túc. Đây là đạo lý của sự buông bỏ: buông bỏ ái dục, buông bỏ giáo điều, buông bỏ lý luận, buông bỏ tranh chấp, buông bỏ nhận thức lưỡng nguyên, buông bỏ lễ nghi và cấm giới, buông bỏ mọi kiến thức, mọi chủ nghĩa, mọi ý thức hệ, buông bỏ mọi tìm cầu và mọi dự án. Buông bỏ như vậy để đạt tới thảnh thơi và an lạc.

Kinh Nghĩa Túc dạy về sự thực tập chánh niệm, về sự thực tập giới định và tuệ nhưng luôn luôn nhắc ta đừng bị vướng vào lễ nghi, giới cấm, cái thấy cái hiểu của mình và nhất là cái nhìn lưỡng nguyên về tâm và vật, về thế giới và con người. Kinh Nghĩa Túc có nói tới Niết Bàn, nhưng chưa phân biệt Niết Bàn hữu dư y và vô dư y. Kinh Nghĩa Túc có nói tới Bờ Bên Kia, nhưng chưa nói tới lục Ba La Mật hay thập Ba La Mật. Kinh Nghĩa Túc nói tới nhân duyên, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, nhưng chỉ đề cập tới sáu nhân duyên chứ chưa đi tới mười hai nhân duyên.

Trong sách này, phần trường hàng chỉ được tóm tắt, chỉ có phần thi kệ là được dịch đầy đủ. Phần thi kệ là trái tim của kinh. Vì vậy ta có thể đặt tên kinh này là Trái Tim Nghĩa Túc. Hoặc kinh Đạo Bụt Nguyên Chất. Đọc kinh, xin nhớ là phần trường hàng đã được thêm vào nhiều trăm năm sau. Chúng ta cũng có thể dịch Arthapada Sutra (Nghĩa Túc Kinh) bằng những cái tên khác. Artha (Attha) nghĩa chính là ý nghĩa, (the meaning). Nhưng Artha cũng có nghĩa là lợi ích, là nhu yếu, và có khi cũng có nghĩa là quê nhà. Như mặt trời ban ngày đi ngang không gian bao la nhưng buổi chiều lúc nào cũng về ngủ ở chân trời phương Tây. Phương Tây là nhà của mặt trời. Vậy ta cũng có thể dịch Arthapada là Kinh Về Nhà cũng được.
(Trích lời tựa)

Mục lục:
  1. Lời tựa
  2. Nhiếp phục tham dục
  3. Buông bỏ Sở tri và Ngôn từ
  4. Sự thật đích thực
  5. Xa lìa ái dục
  6. Nhân cách của một vị Mâu Ni
  7. Chấm dứt tranh cải
  8. Công phu thực tập căn bản
  9. Phòng hộ
  10. Vị Mâu Ni thành đạt
  11. Giảng giải kinh Vị Mâu Ni thành đạt phần 1
  12. Giảng giải kinh Vị Mâu Ni thành đạt phần 2
  13. Giảng giải kinh Vị Mâu Ni thành đạt phần 3
  14. Giảng giải kinh Vị Mâu Ni thành đạt phần 4
  15. Giảng giải kinh Xa lìa ái dục phần 1
  16. Giảng giải kinh Xa lìa ái dục phần 2
  17. Giảng giải kinh Xa lìa ái dục phần 3
  18. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 1
  19. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 2
  20. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 3
  21. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 4
  22. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 5
  23. Giảng giải kinh Chuyển hóa bạo động và sợ hãi phần 6 - Hết
Nhà xuất bản
Phương Đông
Người dịch
Cư sĩ Chi Khiêm
Người đọc
Huy Hồ, Kiều Hạnh, Tuấn Anh, Kim Phụng, Hoàng Ly, Punna
Người gửi
dieuphapam
Tải về
2,106
Xem
4,055
Phát hành
Cập nhật
Điểm
0.00 star(s) 0 ratings

Các tác phẩm khác

Top